Quy hoạch xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, điểm đến lý tưởng

Quy hoạch chung xây dựng, phát triển khu lòng hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia. Phát huy những lợi thế sẵn có của tỉnh Hòa Bình và đặc biệt là khu lòng Hồ Hòa Bình để trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách.

Những thế mạnh của tỉnh Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh được xếp vào tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, Việt Nam. Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi khi là tỉnh nằm tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Chỉ cách trung tâm Hà Nội 65km theo đại lộ Thăng Long hoặc thẳng quốc lộ 6 từ Hà Đông qua bến xe Yên Nghĩa. Thời gian di chuyển hiện nay chỉ mất khoảng 1h45p chạy xe oto là bạn có thể tới thành phố Hòa Bình.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi Tây Bắc
Cảnh sắc thiên nhiên núi non trùng điệp giúp thúc đẩy du lịch Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc – Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.

Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn như sông Đà,, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi…

Địa bàn tỉnh gồm 6 dân tộc sinh sống có người Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Hoa, trong đó dân tộc Mường chiếm đa số. Với sự đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 65km, kết hợp với các điều kiện địa hình, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình.

Phát triển khu lòng hồ Hòa Bình thành điểm du lịch Quốc Gia

Theo quyết định mới nhất của thủ tướng chính phủ. Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình (KDLQGHHB), tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1528/QĐ-TTg, ngày 1/8/2016, bước đầu đã đưa ra các định hướng tổng thể phát triển du lịch cho khu vực, là cơ sở và động lực quan trọng để triển khai lập các quy hoạch, dự án thành phần nhằm mục tiêu phát huy giá trị hồ Hòa Bình, góp phần phát triển du lịch và KT – XH của tỉnh. Quyết định phê duyệt quy hoạch click tại đây.

Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, có nhiều đảo nhỏ kỳ vĩ và cũng rất đỗi thơ mộng, được ví là Hạ Long trên cạn của tỉnh, có nhiều tiềm năng, lợi thể để phát triển các loại hình du lịch, như du lịch văn hóa – lịch sử, sinh thái, tâm linh.

 

Lòng hồ Hòa Bình được quy hoạch thành điểm du lịch quốc gia
Lòng hồ Hòa Bình được ví như vịnh Hạ Long ở trên cạn, được quy hoạch thành điểm du lịch quốc gia

Hồ Hòa Bình nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc, đã được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Tỉnh đã xây dựng nghị quyết chuyên đề và kế hoạch cụ thể phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt các điều kiện trở thành khu du lịch quốc gia; đến năm 2030, khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1 trong 12 khu du lịch trọng tâm của vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Nơi đây rất thuận lợi về giao thông, địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên trù phú, diện tích mặt nước lớn, không khí trong lành, mát mẻ. Bên cạnh đó, hồ Hòa Bình có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú với nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tày, Mường, Thái, Dao, kết hợp với các di tích, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, cùng các sản vật độc đáo, hấp dẫn. Nơi này cũng có sức hút lớn với du khách từ văn hóa ẩm thực và là khu vực còn khá mới mẻ, nhiều tiềm năng chưa được khám phá, khai thác.
Hiện nay, KDLHHB có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa và du lịch được cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn từ nhà đầu tư gần 3.303.900 triệu đồng. Các dự án có mục tiêu đầu tư đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; kết hợp trồng và bảo vệ rừng, bảo tồn văn hóa các dân tộc, du lịch tâm linh, chợ ẩm thực…
Ngoài các dự án đầu tư KDL, thời gian qua, tỉnh đã triển khai các dự án đầu tư hạ tầng du lịch, bảo tồn di tích, văn hóa các dân tộc trong KDL như: dự án hạ tầng du lịch hồ sông Đà; hạ tầng du lịch xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong); bảo tồn, tôn tạo khu di tích đền Thác Bờ; đường từ TP Hòa Bình đi xã Thung Nai…
Năm 2019, KDLHHB đón 550.000 lượt khách, chiếm gần 18% tổng khách toàn tỉnh, trong đó có 26.000 lượt khách quốc tế; tổng thu đạt khoảng 160 tỷ đồng, chiếm gần 8% tổng thu từ hoạt động du lịch toàn tỉnh. Kết quả này cho thấy, KDLHHB phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tuy lượng khách có tăng nhưng tập trung chủ yếu vào dịp đầu năm, thời gian lưu trú ngắn, hiệu quả hoạt động chưa cao, tổng doanh thu từ du lịch còn thấp… Chính vì vậy, song song với việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 14, ngày 22/6/2017 của BTV Tỉnh ủy về phát triển KDLHHB thành KDLQG, thì việc xây dựng Đồ án quy hoạch chung cho hồ Hòa Bình là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần bám sát chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy là quy hoạch phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch và các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, phù hợp với quy hoạch tỉnh đến năm 2050, quy hoạch tổng thể phát triển KDLQGHHB đến năm 2030 và các quy hoạch khác.
Kèm theo sự phát triển rất mạnh về cơ sở hạ tầng, đường xá giúp cho việc di chuyển từ các tỉnh lân cận qua thành phố Hòa Bình được dễ dàng. Đặc biệt các khách du lịch và các nhà đầu tư quan tâm tới Hòa Bình di chuyển từ thủ đô Hà Nội vô cùng dễ dàng. Tất cả các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để nhà nước và tỉnh đẩy mạnh du lịch của cả tỉnh Hòa Bình nói chung, khu lòng hồ Hòa Bình nói riêng. Chính vì vậy mà các huyện nằm tiếp giáp với Hà Nội giá bđs tăng lên rất nhanh trong thời gian vừa qua. Điển hình như khu vực huyện Lương Sơn giáp Xuân Mai, thành phố Hòa Bình giá bđs cũng tăng lên từ 10-20% chỉ trong 1 thời gian ngắn.

Các bài viết của bđs Xhomes đều do sự tổng hợp trong quá trình tiếp xúc thực tế với các đối tác, khách hàng liên quan đến bất động sản. Vì vậy các thông tin mang tính chất tham khảo và góc nhìn đa chiều về thị trường bđs. Với mong muốn đem đến nhiều thông tin có giá trị và hữu ích nhất cho khách hàng. Nếu quý vị có phản hồi hay đóng góp để chúng tôi nâng cao chất lượng phục vụ được ngày một tốt hơn xin vui lòng liên hệ.

Hotline Công ty cp thương mại dịch vụ và đầu tư Xhomes : 033 518 9191 hoặc sđt 0974586668 – CEO Xhomes Hiệp Phạm!

4/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
Email
Scroll to Top